Thứ Bảy, 31 tháng 7, 2010

ÔN TẬP NGHỊ LUẬN CHỨNG MINH MỘT TÁC PHẨM VĂN HỌC

.ÔN TẬP NGHỊ LUẬN CHỨNG MINH MỘT TÁC PHẨM VĂN HỌC

1/ Xác định đề
_Có thể đưa ra 1 nhận định hoặc 1 tư tưởng,chủ đề của 1 tác phẩm hay 1 chủ đề văn học
_Tìm hệ thống luận điểm để làm rõ chủ đề đó
2/Các bước cơ bản
Mở Bài
C1:Dùng biện pháp hình ảnh tu từ có liên quan đến chủ đề để vào bài
Dùng hoàn cảnh xã hội (chiến tranh …,xã hội phong kiến)
C2:Dùng trực tiếp tác giả,tác phẩm để vào bài
Phải nêu được tư tưởng chủ đề mà đề yêu cầu
_Trích dẫn đề (….Cho nên có ý kiến cho rằng/là:…)
Thân Bài
1/Giải thíx ngắn( tư tưởng chũ đề,nhận định mà đề bài yêu cầu:_là gì?)
2/C/m
Trong từng luận điểm:
-Dùng lí lẽ lập luận
-Dùng tác phẩm chứng minh(rõ ràng ,lấy từ tác phẩm nào?)
-Đưa ra luận điểm(có thể đưa từ đầu)
-Trích dẫn:”…”
(Trích từ…)
Lần lượt trình bày các lận điểm và phải đảm bảo các luận điểm tiếp theo được đi theo đúng trình tự
LƯU Y:khi dùng tác phẩm c/m phải rõ ràng,trước hết,dùng hình ảnh,ngôn từ của tác phẩm phải để trong “…..”.Nếu có nghệ thuật_bàn về nghệ thuật/phân tích hình ảnh,phân tích nghệ thuật_bàn về nội đung (chọn những chi tiết đắt gía nhất )
3/Ý nghĩa của chủ đề (giá trị của tư tưởng,chủ đề đó đối với người viết)
Mở rộng vấn đề(quay lại hiện tại)
Khẳng định tư tưởng,nhận định đó là đúng hay sai
KẾT BÀI :MB như thế nào _KB như vậy(có thể làm phần 2 thành KB)




NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
(nghị luận về một tư tưởng đạo lí)
1/Các dạng đề
1.nghị luận về một câu danh ngôn
Nghị luận về một câu ca dao,tục ngữ
2.Nghị luận về một đoạn thơ,bài thơ
3.Nghị luận về một câu chuyện
2/Yêu cầu
Mở bài
1/Nếu là một câu danh ngôn:nêu suy nghĩ có liên quan đến vấn đề cần nghị luận
-giới thiệu vấn đề
2/Nếu là một lời thơ,câu chuyện
-Tác giả-tác phẩm-vấn đề-nghệ thuật
(C1 không thể đi được C2,C2 có thể đi được C1)
Thân bài
1/Giải thích ngắn:giải thích từ ngữ thể hiện nội dung(Đồng nghĩa_trái nghĩa_nghĩa vốn có)
-Giải thích vế câu(_là gì?)
-Giải thích vế cả câu(_Ý nghĩa,bài họcgì?)
*Nếu là một câu ca dao,tục ngữ hay một câu chuyện
-Giải thích nghĩa đen
-Giải thích nghĩa bóng
-Nghĩa cả câu là gì?(_Lời răn dạy,lời khuyên?_)
*Câu chuyện:Giải thích bằng hình thức tóm lại câu chuyện
*Nếu là câu danh ngôn có từ khó_giải thích từ khó
2/Vì sao?(_lại có những hình ảnh như vậy?)
LL1……
3/Biểu hiện trong cuộc sống
=8 Khẳng định vấn đề(đây là vấn đề có ý nghĩa như thế nào?_tác dụng chỉ đường hay lời khuyên bổ ích?)
4/Phê phán
Đáng trách cho những ai đi ngược lại vấn đề_Nêu biểu hiện đi ngược_thái độ của chúng ta
5/Bài học và ý nhĩa trong cuộc sống
Kết bài
-Khẳng định lại giá trị của vấn đề
-Vấn đề đó trong thực tiển ngày hôm nay có ý nghĩa ra sao?



NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
*Nghị luận về một hiện tượng xã hội
Tích cực
1/Mở bài
Giới thiệu khái quát tầm quan trọng,sự ảnh hưởng
2/Thân bài
-Những biểu hiện của hiện tượng đó(kể tóm tắt những việc mà em biết)
-Nghuyên nhân:tại sao họ có thể làm được như vậy?
-Rút ra bài học:đây là tấm gương cho mọi người noi theo
-Liên hệ:(kể ra một số tấm gương xưa và nay)
-mở rộng(ứng dụng trong cuộc sống,nêu ra những mặt xấu,mặt tiêu cực
3/Kết luận
-Khẳng định lại tầm quan trọng của hiện tượng(trên nói quan trọng thế nào thì dưới chốt lại hoặc khuyên phải tránh xa các tệ nạn)
-Rút ra bài học cho bản thân

Tiêu cực
1/Mở bài(giống tích cực)
2/Thân bài
-Những biểu hiện của hiện tượng đã được phổ biến như thế nào trong từng lĩnh vực
-Nêu tác hại và hậu quả của nó
-Nghuyên nhân
-Biện pháp ngăn ngừa
*Biện pháp tức thời(xử phạt)
*Biện pháp ngăn ngừa(giáo dục,tuyên truyề)
-Mở rộng(liên hệ với các tệ nạn)_Báo động toàn thế giới
Kết luận(giống tích cực)



SUY NGHĨ VỀ MỘT CÂU CHUYỆN

Mở bài
-Nêu suy nghĩ về nội dung cần bàn
-Nội dung ấy được viết cụ thể qua các tác phẩm nào
Thân bài
1/Kể vắn tắt câu chuyện từ 5-7 dòng
-Trong câu chuyện có những hình ảnh ẩn dụ nào?
-Giải thích hình ảnh ẩn dụ đó
-Ý nghĩa lớn lao của câu chuyện (bài học _lời khuyên?)
2/Ý nghĩa của câu chuyện đó đúng hay sai ,tại sao?
3/Biểu hiện trong cuộc sống _tìm dẫn chứng chứng minh
-Khẳng đinh lại đề
4/Phê phán :đưa ra những biểu hiện trái ngược,phân tích hậu quả
5/Ý nhĩa và tác dụng
-Câu chuyện để lại trong lòng em bài học gì?
Kết bài
1/Khẳn định ý nghĩa của câu chuyện
2/Bài học đạo lí làm người
3/Cuộc sống của ngày hôm nay,câu chuyện có ý nhĩa như hế nào?

Thứ Ba, 27 tháng 7, 2010

ĐỀ:Cảm nhận về bài thơ Đồng Chí

ĐỀ:Cảm nhận của em về bài thơ Đồng Chí


Bài làm
Chính Hữu thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp và hoạt động trong quân đội suốt hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.Đọc thơ Chính Hữu,ta thấy ông chủ yếu viết về đề tài người lính và chiến tranh qua một bút pháp cô đọng,hàm súc,giàu hình ảnh.Ông sáng tác không nhiều nhưng có một vị trí xứng đáng trong nền văn học hiện đại Việt Nam với một số tác phẩm như: “Đồng Chí”,”Đường ra trận”, “Ngọn đèn đứng gác”….Trong đó “Đồng Chí” được coi là một trong những bông hoa đầu muà trong vườn thơ kháng chiến viết về người lính trong văn học cách mạng thời kì chống Pháp.Bài thơ đã khắc họa vẻ đẹp bình dị mà cao cả của người lính vệ quốc quân –những người nông dân mặc áo lính trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp để từ đó tác giả kín đáo bộc lộ thái độ ngợi ca tình cảm đồng chí,đồng đội của họ trong hòan cảnh khó khăn,thiếu thốn,tình cảm đó cảm động,mạnh mẽ và thật đẹp.Đọc bài thơ,ta phần nào hiểu rõ hơn phong cách viết và tư tưởng tình cảm của thi sĩ:

Quê hương anh nước mặn,đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.
Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau
Súng bên súng,đầu sát bên đầu
Đêm đắp chung chăn thành đôi tri kỉ
Đồng chí!
Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không,mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính
Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi.
Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay

Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo.


Ở bài thơ,điều đầu tiên đập vào mắt ta chính là nhan đề của bài thơ:”Đồng chí”-một nhan đề đầy ý nghĩa.Đồng chí không chỉ đơn thuần là những người cùng chung lý tưởng ,chí hướng mà ở đây với nhan đề này nhà thơ đã ca ngợi tình cảm gắn bó keo sơn,sự sẻ chia bùi ngọt giữa những người lính xuất thân từ người nông dân chân lấm tay bùn,tình đồng chí đã giúp họ vượt qua những khó khăn gian khổ trong cuộc chiến đầy ác liệt bảo vệ quê hương,đất nước.Tình đồng chí luôn tỏa sáng trên mọi bước đường,mọi hoàn cảnh đã làm lên vẻ đẹp tâm hồn của người lính. “Đồng chí” còn là kết tinh cao đẹp nhất của mọi tình cảm thiêng liêng khác.Bên cạnh đó,bằng việc khai thác chất liệu hiện thực và lãng mạng của thực tế cuộc sống,sử dụng những hình ảnh,ngôn ngữ,chi tiết giản dị,chân thật,giàu sức biểu cảm bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu ra đời,chỉ với hai mươi câu thơ tự do thật hàm súc,bài thơ đã phác họa thành công chân dung người lính cùng mối tình đẹp đẽ của họ .Đồng thời bài thơ còn gợi cho người đọc những cảm súc,suy nghĩ sâu xa về quá khứ,hiện tại,tương lai,về con người,lẽ sống và cuộc đời.

Bài thơ được mở ra bằng những câu thơ tự sự trữ tình,nghe như một lời bộc bạch chân tình để lí giải cơ sở hình thành tình đồng chí :

Quê hương anh nước mặn đồng chua,
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau
Súng bên súng,đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ
Đồng chí!


Thật vậy,từ mọi miền quê trên dải đất quê hương,những con người xa lạ bỗng đứng lên theo tiếng gọi của Tổ quốc,cùng họp lại với nhau,họ trở thành con người mới:Người lính.Họ là những người nông dân bình thường chân chất ,cùng đến từ những vùng quê lam lũ đói nghèo,đó là vùng”nước mặn đồng chua” hay là “đất cày lên sỏi đá” ,họ quanh năm chỉ biết đến con trâu mảnh ruộng,chỉ biết”bán mặt cho đất,bán lưng cho trời”:

Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá


Đất nước bị kẻ thù xâm lược,Tổ quốc và nhân dân đứng dưới một tròng áp bức,lòng yêu nước trong mỗi con người trỗi dậy,tạm biệt người thân,tạm biệt xóm làng,tạm biệt con đường làng với những rặng tre già đứng bất khất kề bên,tạm biệt bờ đê,ao cá,họ cầm súng lên đường theo tiếng gọi thiêng liêng của tổ quốc.Tiến gọi thiêng liêng ấy như một dây vô hình kéo những người lính lại gần với nhau ,để họ từ những ngưới “xa lạ”về đây chung một chiến hào,để họ nhanh chóng trở nên “quen nhau”,và rồi từ đây họ gắn bó thân thiết với nhau:

Súng bên súng,đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ
Đồng chí!


Họ đến với Cách Mạng cũng vì lý tưởng muốn dâng hiến cho đời “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”(Tố Hữu).Chung nhau nhiệm vụ theo tiếng gọi thiêng liêng của tổ quốc,họ về bên nhau,gắn bó cùng nhau.Cũng chính ý nghĩa thiêng liêng của cuộc đời,cuộc kháng chiến đã gằn kết họ-những con người xa lạ,nghèo khổ,đã thôi vào họ một tinh thần mới.Họ trở thành ngưới chung nhiệm vụ:”súng bên súng”,chung lý tưởng: “đầu sát bên đầu”,chung cuộc sống,họ chia sẻ với nhau những khó khăn trong cuộc chiến tranh đầy ác liệt:

Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ

Câu thơ dường như không đơn thuần chỉ diễn tả cái khổ,cái nghèo,cái thiếu thốn về vật chất ở chiến trận mà cái chính là để thể hiện tình cảm sâu sắc giữa hai con người –hai người bạn “tri kỉ”:sự chia sẻ cùng nhau những gian khổ,buồn vui của cuộc sống,cái rét,cái khổ đã tạo nên tình tri kỉ giữa hai người lính chung chăn.Câu thơ nói đến cái rét,cái thiếu thốn mà sao ta thấy ấm áp một tình đồng đội,đồng chí giữa những con người đồng cảm.Như vậy có thể nói tình đồng chí đã bắt nguồn từ cơ sở của một tình tri kỉ sâu sắc từ cái chung của “anh”và “tôi”

Câu thơ thứ bảy kết thúc đoạn thơ chỉ gồm hai tiếng: “Đồng chí”.Nhưng với hai tiếng này,nhà thơ không chỉ đưa bài thơ lên tận cùng của tình cảm mà với sự ngắt nhịp đột ngột ,âm điệu hơi trầm và cái âm vang lạnh lùng cũn làm cho tình đồng chí đẹp hơn,cao quý hơn.Câu thơ chỉ có hai tiếng nhưng với âm điệu lạ lùng đã tạo nên một nốt nhạc trầm ấm,thân thương trong lòng người đọc.Trong muôn vàn nốt nhạc của tình cảm con người ta tự hỏi phải chăng tình đồng chí là cái cung bậc cao đẹp nhất,lí tưởng nhất.?Nó vang lên như một nốt nhấn nổi bật trong bản đàn,là sự kết tinh của mọi cảm xúc,tình cảm,một sự xúc động thiêng liêng,một niềm vui lớn lao của tình đồng đội.Tình đồng chí keo sơn,gắn bó là âm vang bất diệt làm cho bài thơ trở thành một phần đẹp nhất trong thơ Chính Hữu và sống mãi trong lòng người đọc,tình đồng chí ấy cũng là kỉ niệm đẹp mà người lính không bao giờ có thể quên:

“Ôi núi thẳm rừng sâu
Trung đội cũ về đâu
Biết chăng chiều mưa mau
Nơi đây chăn giá ngắt
Nhớ cái rét ban đầu
Thấm mối tình Việt Bắc…”
(“Chiều mưa đường số 5”-Thâm Tâm)


Mười câu thơ tiếp theo vẫn tiếp tục phát triển chủ đề Đồng chí,đưa ra những biểu hiện cụ thể,xúc động trong tình đồng đội của người lính.

Đồng chí còn là cảm thông său sắc tâm tư nỗi niềm của nhau,những người lính thấu hiểu sâu xa hoàn cảnh,tâm sự của nhau.Thấm đẫm dư vị xót xa của người đồng đội dành cho bạn mình,câu thơ nói đến gia cảnh của người kia nhưng lại diễn đạt được tâm trạng bâng khuâng thương nhớ của người này.Câu thơ còn gợi lên sự hy sinh âm thầm của người lính dành cho cuộc kháng chiến:

Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính


Theo tiếng gọi của non sông,anh đành gửi lại ruộng nương cho người bạn thân cày xới.Anh lên đường với một thái độ dứt khoát,mạnh mẽ qua hai chữ “mặc kệ”.Nó gợi cho ta nhớ đến hình ảnh nười chiền sĩ vệ quốc đoàn trong bài thơ “Đất nước”của Nguyễn Đình Thi:

“Người ra đi đầu không ngoảnh lại
Sau lưng thềm nắn lá rơi đầy”


Thế nhưng ở bài thơ “Đồng chí”hình ảnh những cơn gió giật “lung lay”mái tranh nghèo vẩn in hiện trong tâm trí người xa quê.Họ đi dứt khoát đấy nhưng sao ta vẫn cảm thấy dường như trong lòng họ vẫn bâng khuâng,lưu luyến,vấn vương điều gì, họ cảm nhận rõ tiềng gió thổi mái tranh nghèo ,nửa như giã biệt,nửa muốn níu chân…,hai câu thơ không nói nhớ mà vẫn tạo cảm giác lắng sâu về nhớ.Gác bỏ tình riêng vì nghĩa lớn,họ quyết chí lên đường nhưng vẫn nặng lòng với quê hương,làng xóm,tâm hồn họ vẫn hướng về quê hương nơi có những khổ ruộng khô cằn không người cày cấy,nơi người thân của họ đang vất vả sớm khuya,những căn nhà không đang lung lay vì gió....Có lẽ vì vậy mà hình ảnh “giếng nước gốc đa”như làm sống lại trong lòn người lính cái bóng dáng quê nhà thân thương để rồi tình yêu và nổi nhớquê da diết cùng trỗi dậy tiếp thêm sức mạnh để người chiến sĩ tiếp tục chiến đấu.Đó có phải chỉ là tình cảm của người lính nơi chiền hào gửi về hậu phương hay đó còn là tình cảm của quê hương,của ngưới ở lại gửi ra tiền tuyến?Nhưng dù thế nào đi chăng nữa thì ta cũng có thể khẳng định tình yêu quê hương đã góp phần hình thành tình đồng chí,làm nên sức mạnh tinh thần để người lính vượt qua mọi thử thách gian lao,ác liệt thời máu lửa.

Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi
Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không gìày


Những câu thơ trên đã biểu hiện một cách chân thực cuộc sống khó khăn của người lính,của cuộc kháng chiến và của cả đất nước trong nhữn ngáy đầu kháng chiến chống thực dân Pháp,đó là: những cơn sốt rét rừng ác tính “sốt run người”,thiếu thốn về vật chất,quân trang,quân dụng “áo rách vai”, “quần có vài mảnh vá”, “chân không giày”.Nhưng điều quan trọng hơn người đọc cảm nhận được sự chia sẻ những gian khổ,thiếu thốn,họ chia nhau cả bệnh tật.Từng cơn sốt giữa họ-những người đồng chí với nhau là sự đồng cảm,gắn bó,tương đồng đến kì lạ.Bên cạnh đó nhà thơ ca ngợi thái độ,tình cảm của họ,trong hoàn cảnh kham khổ,thiếu thốn ấy ,những người chiến sĩ này vẫn lạc quan,tươi trẻ,nụ cười vẫn tươi nở trên môi họ: “Miệng cười buốt giá”-đó là nụ cười của sự lạc quan,bình thản,xem thường gian khổ.Một nụ cười không chỉ gây xúc động mà còn đem đến cho ta niềm cảm phục….Những câu thơ ở đây đầy xúc động nhưng không bi lụy,thảm thương.
Hình ảnh trong câu thơ cuối cùng của khổ thơ được diễn tả vô cùng xúc động:


Thương nhau tay nắm lấy bàn tay

Mở đầu bài thơ là hình ảnh: “Anh với tôi đôi người xa lạ”nhưng kết thúc lại là: “Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”.Thật là một hình ảnh giàu cảm xúc.Giữa hai người lính trận mạc chẳng có gì cả,chỉ có hai bàn tay nắm lấy nhau để sưởi ấm cho nhau những đêm giá rét.Nhưng hình ảnh “tay nắm lấy bàn tay”đâu chỉ biểu hiện cho sự yêu thương;cho sự đoàn kết,gắn bó;cảm thông mà nó còn chứa đựng cả lời động viên cùng nhau đoàn kết vượt qua thử thách,cả niềm tin hứa hẹn lập công…Cách bộc lộ tỉnh cảm của những người chiến sĩ ở đây không ồn ào mà thật lặng lẽ để lại cho người đọc một nỗi bâng khuân xúc động khó tả nhưng lại rất sâu sắc.

Giờ đây trong những giây phút đối mặt với kẻ thù,tình đồng chí của họ trở nên cao đẹp nhất,thiêng liêng nhất:

Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo


Trước hết,đọc đoạn thơ ta thấy được một bức tranh hiện thực của cưộc kháng chiến,với từ “đêm nay”nhà thơ đã mở ra một thời điểm cụ thể cùng hình ảnh “rừng hoang sương muối”gợi lên trong lòng người đọc những khó khăn gian khổ mà người lính phải chịu,đó là những khắc nghiệt về thiên nhiên,nguy hiểm đang rình rập họ bởi họ đang ở trong một tình cảnh nguy nan:đứng “chờ giặc tới”.Thế nhưng mặc kệ những gì là gian lao,nguy hiểm họ vẫn “đứng cạnh bên nhau”,cùng nhau vào sinh ra tử ,để rồi họ chia sẻ cho nhau những gian lao.Có lẽ điều đó đã giúp họ chứng kiến được một hiện thực tuyệt đẹp được biểu hiện qua hình ảnh thơ “đầu súng trăng treo”.Người đọc bỗng cảm thấy sửng sốt,bất ngờ bởi hình ảnh thơ gợi lên nhiều những liên tưởng thú vị.Vần trăng tượng trưng cho cái đẹp,cho hòa bình như đang treo lơ lửng trên đầu mũi súng-tượng trưng cho chiến tranh.Nghĩa là người lính chiến đấu để bảo vệ hòa bình,bảo vệ cái đẹp của quê hương,đất nước.Qua hình ảnh thơ ta thật cảm động trước vẻ đẹp trong tâm hồn của người lính nông dân,trong giờ phút căng thẳng nguy hiểm nhưng họ vẫn dũng cảm đứng vững,tâm hồn họ vẫn bay bổng chất thơ,vẫn xao động trước vẻ đẹp của ánh trăng,của bầu trời.Điều gì đã giúp họ vượt lên trên giới hạn của bản thân,lên trên những gian nan khắc nghiệt và giúp họ dũng cảm đối diện với cái chết ?Lời thơ như khẳng định với chúng ta đó là tình đồng đội,đồng chí thiên liêng,là cội nguồn của sức mạnh và là điều làm nên chiến thắng.

Bài thơ với những hình ảnh chân thực,bình dị được chắt lọc từ cuộc sống thực của người lính,lời thơ mộc mạc,giản dị,giàu cảm xúc đã thể hiện một cách xúc động hình ảnh người lính và vẻ đẹp tinh thần của họ.Tình đồng chí,đồng đội,sự hy sinh cao đẹp của người lính buổi đầu cuộc kháng chiến-đó là cơ sở làm nên sức mạnh của người cầm súng,của cách mạng.

Kỉ Niệm

Chấp nhận và vượt qua. Cứ chìm ngập trong kỉ niệm rồi thì sao dứt ra được.
Quá khứ không phải để khóc, để gục ngã, không dành cho những con người yếu đuối luôn mang ra để hối hận hay day dứt.
Quá khứ là để nhớ, để trong tim, chôn chặt đáy lòng, để khi cần thì lôi ra gặm nhấm rồi sau đó lại quay về đối diện với hiện tại. Nhớ rồi cất giữ. Giữ chứ không xóa.


Ki niệm là những mảnh ghép - yêu thương là những mảnh ghép.
Giữ để trái tim nguyên vẹn yêu thương
Giữ để lòng mình không còn bất cứ khoảng trống
....